Hòn Đất Kiên Giang là một trong những huyện thuộc tỉnh Kiên Giang với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, thu hút được nhiều du khách nước ngoài. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vùng đất non sống nước biếc này qua bài viết dưới đây nhé!
Top 10 thông tin về Hòn Đất Kiên Giang
Vị trí địa lý của Hòn Đất Kiên Giang

Hòn Đất chính là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Kiên Giang. Trước đây nơi này nằm trong huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá, sau này thuộc tỉnh Kiên Giang. Huyện lỵ là thị trấn Hòn Đất, còn vị trí địa lý của huyện có: phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía tây bắc giáp với huyện Kiên Lương, phía đông giáp với huyện Tân Hiệp, đông bắc giáp với huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang), phía đông nam giáp với thành phố Rạch Giá. Trên địa bàn huyện còn có một hòn cùng tên giọi là Hòn Đất, cao 260 m.
Lịch sử của huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
Chính quyền quân quản của Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam sau ngày 30/04/1975, đã chính thức giải thể quận Kiên Lương của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, và sáp nhập địa bàn của quận vào các huyện Châu Thành A ,Hà Tiên đều cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định tái lập tỉnh Kiên Giang vào tháng 2/1976 từ toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá cùng với ba huyện là: Hà Tiên, Châu Thành A và Phú Quốc vốn thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó. Huyện Châu Thành A từ đó cũng bị giải thể và sáp nhập trở lại vào huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang.
Hội đồng Chính Việt Nam đã ra Quyết định số 125-CP vào ngày 03/06/1978 về việc chia lại huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang thành 2 huyện, trong đó lấy tên là huyện Châu Thành và huyện Hòn Đất đều thuộc tỉnh Kiên Giang. Địa bàn của huyện Hòn Đất ngày nay thuộc tỉnh Kiên Giang chính là địa bàn huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá trước đây.
Kinh tế giao thông
Hòn Đất Kiên Giang chính là huyện lị có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Kiên Giang. Nơi đây cũng là nơi có diện tích lúa lớn nhất tỉnh khoảng 60.000 ha. Ngoài ra, Hòn Đất cũng là vùng đất có tiềm năng phát triển về thủy hải sản cũng như khai thác đá và du lịch…
Thế mạnh kinh tế chủ yếu của huyện Hồn Đất là Nông-Lâm-Ngư nghiệp. Hiện nay các ngành công nghiệp và tiểu thủ công cũng đang được chú trọng và phát triển. Hòn Đất cũng đã và đang phát triển đội tàu đánh bắt hải sản quy mô lớn với gần 700 chiếc, sản lượng khai thác dự kiến tăng lên hàng năm. Riêng nghề nuôi trồng thủy sản đang có hướng phát triển tích cực, đạt diện tích lên đến 4.230 ha mặt nước ven biển.
Văn hóa

Về văn hóa: Huyện Hòn Đất có rất nhiều anh hùng liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, trong đó tiêu biểu là nữ anh hùng Phan Thị Ràng, đây cũng là nguyên mẫu của nhân vật chị Sứ (nhân vật chính) nằm trong tác phẩm “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức.
Ngoài ra nơi đây còn sở hữu các di chỉ Nền Chùa và di chỉ Óc Eo được các nhà khảo cổ xác định rằng, địa bàn huyện Hòn Đất chính là một trong những cái nôi của nền văn hoá Óc Eo cổ.
Du lịch chùa Sóc Xoài
Hòn Đất thu hút khách tham quan du lịch qua rất nhiều danh thắng đẹp trong đó không thể bỏ qua ngôi chùa Sóc Xoài nằm trên quốc lộ 80, đường từ Hòn Đất đi ra Rạch Giá. Đây chính là một ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo, được khởi công xây dựng năm 1885.
Du lịch xóm lò Đầu Doi

Tiếp đến là Xóm lò Đầu Doi thuộc ấp Đầu Doi, thị trấn Hòn Đất. Nơi đây nổi tiếng có nghề truyền thống nặn lò đất trên 100 năm, cũng là địa chỉ chuyên sản xuất một các loại sản phẩm gia dụng bằng đất nung như: khuôn bánh, ống khói lò, nồi….
Khu du lịch Ba Hòn
Khu di tích Ba Hòn đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1989. Nơi đây nằm trong khuôn viên rộng 22.000m2 ở bên dưới chân Hòn Me. Đây cũng là địa điểm trưng bày chứng tích của chiến tranh với các hiện vật như: xác máy bay A.37, súng cối và các loại khí tài, vỏ bom,trực thăng, xe tăng M47, pháo 105 ly, quân dụng khác… mà kẻ địch đã từng sử dụng tại vùng đất Ba Hòn.
Tháp truyền hình Hòn Me
Tại xã Thổ Sơn khách tham quan du lịch nơi đây có thể đến tham quan tháp tiếp sóng truyền hình VTV được đặt trên đỉnh Hòn Me, đây là tháp truyền hình cao nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long, và phủ sóng cho vùng vịnh Thái Lan. Đứng trên đỉnh tòa tháp du khách sẽ được chiêm ngưỡng trời biển bao la với đảo xa thấp thoáng, và một bên chính là đồng ruộng với những con kinh đào thẳng tấp.
Suối Lươn
Nằm tại xã Thổ Sơn, là một hốc đá lớn trên lưng chừng Hòn Đất, nước ngầm từ dưới lòng đất trào lên đầy ấp và rất trong lành. Theo người dân địa phương cho biết có một con lươn trắng rất lớn đã sống trong suối từ lâu và thường nổi lên mặt nước. Người dân sinh sống quanh vùng thường đến đây lấy nước về uống vì cho rằng nước suối ở đây có thể ngăn ngừa bệnh tật.
Đặc sản
Đặc sản Hòn Đất phải kể đến như: Bánh canh ghẹ chả, nấm tràm, gỏi cá trích,cà xỉu, bánh thốt nốt, Hải Sâm, bánh tét Cật Phú Quốc, bún cá, hồ tiêu Phú Quốc, rượu Sim, tiết canh Cua, nước mắm Phú Quốc, món Nhum, bánh thốt nốt, xôi Hà Tiên, ốc Giác, chả trứng cá ngát, chả Cua, cà xíu muối, bún Kèn, hủ tiếu Hà Tiên, bún Nhâm, cá Nhám Giàu nấu canh chua sả nghệ, khóm Tắc Cậu, bánh tráng Thạnh Hưng, xoài Hoàn Đất …
Kết luận
Hòn Đất Kiên Giang không chỉ nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, mà nơi đây còn chứa đựng vẻ đẹp của lịch sử dân tộc, nơi lưu trữ hình ảnh hào hùng của cuộc chiến tranh tàn khốc giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ. Nếu có cơ hội được đến tham quan vùng đất Kiên Giang thì đừng bỏ lỡ những địa điểm du lịch tại Hòn Đất và thưởng thức các món ăn ngon tại nơi đây nhé!